6 thói quen ăn uống không tốt cho trẻ

 Lời khuyên để vừa có thể bổ sung thêm bữa ăn phụ cho con mà không sợ con bỏ bữa chính, vừa không gây hại răng miệng là cho trẻ ăn những đồ ăn nhẹ với vị ngọt từ đường tự nhiên như sữa chua ít béo, trái cây tươi hoặc tự làm trái cây khô cho trẻ.

1. Bỏ bữa sáng

Không chỉ với trẻ em mà ngay cả đối với người lớn, bữa sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu khoa học đã được chứng minh thì trẻ em bữa sáng có lượng protein cao thì phát triển tư duy tốt hơn. Việc để trẻ bỏ bữa sáng còn làm đường trong máu của trẻ thấp hơn mức bình thường, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho não bộ, lâu dần gây hại cho não của bé. Thêm nữa, thiếu bữa sáng trẻ cũng không được cung cấp năng lượng để hoạt động, học tập, vui chơi trong ngày. Vì vậy, nếu con bạn đang có thói quen bỏ bữa sáng, bạn cần điều chỉnh ngay.

6 thói quen ăn uống không tốt cho trẻ

Trẻ em ăn sáng có protein cao thì tư duy tốt hơn (ảnh minh họa)

2. Ăn vặt thường xuyên

Đa số các bé dưới 10 tuổi đều rất thích ăn vặt và có thói quen ăn vặt đối với các loại thức ăn như bánh, kẹo dẻo, sô cô la, kẹo mút, bim bim. Thói quen này thường xuất phát từ tâm lý chiều con, chiều cháu của ông bà, bố mẹ. Thói quen này không những không tốt mà còn cực kỳ có hại cho trẻ vì những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng , bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Một lý do nữa cần loại bỏ thói quen ăn vặt ra khỏi thói quen sinh hoạt của trẻ là vì khi trẻ ăn vặt sẽ bị ngang dạ, tới khi đến bữa chính trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít, lâu dần dẫn tới hiện tượng trẻ biếng ăn. Trong các món ăn vặt thường có chất bảo quản gây hại cho trẻ.

 

6 thói quen ăn uống không tốt cho trẻ

Những cây kẹo mút tưởng chừng vô hại nhưng lại cực kỳ không tốt cho trẻ nếu ăn thường xuyên

3. Vừa ăn, vừa chơi hoặc ngậm thức ăn lâu.

Khi bé ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt sẽ chuyển hoá thức ăn vó tinh bột thành đường tạo nên vị ngọt, bé càng thích ngậm lâu, nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Khi trẻ ngậm thức ăn lâu, lượng đường mới được chuyển hoa có trong thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây sâu răng. Việc bé ngậm thức ăn còn khiến thời gian dành cho việc ăn của bé kéo dài, ảnh hưởng tới bữa ăn sau của trẻ cũng như ảnh hưởng tới công việc của người lớn.

Trẻ em khi ăn, công việc chủ yếu của não là cần chi phối tốt dạ dày và đường ruột, tăng cường việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho dạ dày và đường ruột, tiến hành tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu vừa ăn vừa đọc sách, xem báo, coi tivi, vùng đại não chủ yếu phụ trách việc ghi nhớ và học tập cũng phải đòi hỏi được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng, lượng máu đưa đến dạ dày và đường ruột sẽ bị hạn chế, giảm sút, gây nên hiện tượng trí nhớ bị suy giảm.

Để hạn chế tình trạng này, ngay từ khi mới tập ăn dặm cha mẹ không nên lạm dụng việc cho bé vừa ăn vừa xem ti vi. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé đã lớn và biết đi, khi trẻ ăn nên cho trẻ ngồi yên để ăn, không để trẻ vừa ăn vừa chơi hay cho trẻ “đi rong” để đút thức ăn.

4. Ăn quá no hoặc vừa ăn vừa uống.

Uống phềnh bụng, uống căng bụng là uống quá nhiều trong một thời gian ngắn, có thể làm cho dạ dày bị dãn cấp tính, dịch vị cũng bị loãng, đồng thời với lượng nước quá lớn, trong phút chốc tuôn trào vào máu và các tổ chức cơ thể khác, có thể gây phù, thậm chí bị phù não lại càng thêm nguy hiểm. Chính vì vậy, không nên cho trẻ ăn căng bụng, uống lồi rốn trong một thời gian ngắn, sẽ có hại cho việc phát triển cơ thể của trẻ.

5. Ăn đêm

Khi ngủ, không nên cho bé uống sữa ngoài.

Khi ngủ, không nên cho bé uống  sữa ngoài.

Trừ khi trẻ còn nhỏ, chưa ăn dặm mà mới chỉ bú sữa, đêm có thể bị đói nên quấy khóc, còn lại không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm vì việc làm này  gây hậu quả là bé dễ bị sâu răng do bú bình là một dạng sâu răng nặng thường gặp ở bé bú bình.

6. Ăn quá nhanh, vội vàng

Nếu trẻ ăn quá nhanh, cơm và thức ăn chưa được nhai kỹ trẻ đã nuốt, khiến dạ dày phải làm việc tần suất cao để co bóp, nghiền nát thức ăn. Lúc này, men tiêu hóa chưa được tiết ra đầy đủ số lượng, nên thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và nước bọt chưa hòa trộn được vào thức ăn, men tiêu hóa chưa thể phát huy tác dụng được, điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác.
Khi trẻ ăn cơm, phải ăn chậm nhai kỹ, thời gian dành cho mỗi bữa ăn là khoảng từ 20 đến 30 phút.

Nhai kỹ còn góp phần giúp xương hàm phát triển, tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp trẻ cảm nhận được vị ngọt của thức ăn, từ đó trẻ thấy ngon miệng  và muốn ăn.

 

 

5 295
Xem thêm chủ đề: thói quen, ăn uống, trẻ em, sức khỏe
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm