Hai thói quen người lớn nên tránh khi trẻ ở giai đoạn tập nói

 Khi được 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học nói. Việc trẻ biết nói sớm hay muộn, nhanh hay chậm, sõi hay ngọng một phần phụ thuộc vào khả năng sẵn có của trẻ, nhưng phần lớn khả năng này phụ thuộc vào môi trường xung quanh trẻ mà cụ thể là hành động của người lớn.

Trong quá trình chăm sóc, chơi đùa, giáo dục trẻ, nếu không chú ý chúng ta rất dễ mắc phải những lỗi khiến ảnh hưởng không tốt đến trẻ trong việc học nói. Tiêu biểu và thường gặp nhất là 2 thói quen sau:

1. Đáp ứng yêu cầu của trẻ khi trẻ ra hiệu

Ví dụ như khi bé chỉ vào cốc nước, bạn sẽ ngay lập tức hiểu là bé khát, muốn uống nước và cho trẻ uống nước. Khi trẻ muốn đi chơi, trẻ chỉ cần chỉ vào giầy, dép hoặc mũ là bạn sẽ cuống cuồng chuẩn bị để cho trẻ đi chơi mà không cần bé phải phát âm hay nói. Chính những hành động này của người lớn đã đã vô tình làm chậm thời gian học nói của con bởi khi người lớn đoán được ý bé khi bé ra hiệu nên đã chiều theo bé ngay. Đó là nguyên nhân khiến bé rất lười nói và phát âm bởi bé biết là chỉ cần ra hiệu, người lớn cũng hiểu được ý của mình. Bé không bị kích thích phải phát âm và có rất ít cơ hội để nói.

Hai thói quen người lớn nên tránh khi trẻ ở giai đoạn tập nói

Hãy khuyến khích trẻ nói để diễn đạt ý của mình thay vì đoán ý trẻ và đáp ứng yêu cầu của trẻ

2. Bắt chước lỗi phát âm của trẻ

Việc bé phát âm sai, nói sai, nói ngọng, nói nhầm từ… trong giai đoạn tập nói là điều hết sức bình thường vì khi đó cơ quan phát âm của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng phân tích âm thanh và các dây thanh ở cổ họng còn yếu. Tuy nhiên, để khi lớn lên bé có khả năng nói đúng từ, phát âm chuẩn và không bị ngọng thì người lớn cũng cần chú ý uốn nắn và hỗ trợ bé trong giai đoạn bé tập nói.

Nhiều người lớn thấy việc bé phát âm sai rất dễ thương và thường bật cười mỗi lúc như vậy. Thậm chí, có người còn bắt chước lỗi phát âm của bé khi nói chuyện với bé. Ví dụ, thay vì nói là “ăn cơm” lại nói thành “ăn chơm”; “đẹp quá” lại nói thành “chẹp tóa”...  Làm như vậy sẽ khiến bé không những không nhận ra mình đang nói sai, nói ngọng mà còn hiểu nhầm là người lớn khuyến khích bé nói như thế. Bạn nên kiên nhẫn sửa từ sai cho bé bằng thái độ nhẹ nhàng, sau một thời gian bé sẽ phát âm đúng và không còn hiện tượng nói ngọng, nói sai khi lớn lên.

Hai thói quen người lớn nên tránh khi trẻ ở giai đoạn tập nói

Đừng bắt chước trẻ nếu trẻ phát âm sai hoặc nói ngọng

5 388
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm