Những điều cần biết khi trẻ bị hóc xương

Đa số các ông bố, bà mẹ trẻ sẽ không giữ được bình tĩnh khi bé bị hóc xương. Lúc này, nếu bạn không bình tĩnh xử trí có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé. Bạn hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để áp dụng khi bé bị hóc xương nhé!

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi dễ hay bị hóc xương khi ăn. Nếu người mẹ không phát hiện kịp thời, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Bé đau đớn, không ăn uống được dẫn đến ốm yếu, suy dinh dưỡng. Hóc xương có thể gây viêm, làm mủ, áp-xe tại chỗ bị đâm vào.

Nhận biết khi trẻ bị hóc xương:

- Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, trẻ thường chưa nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải hoặc không biết cách xử lý cũng như thông báo với người lớn. Dấu hiệu thường gặp là trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt nữa, dù bạn dỗ bằng mọi cách. Sau đó vài phút, bé bị nôn oẹ dữ dội, khóc không dứt.

- Những trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ tay vào cuốn họng, tự móc họng, kêu đau khi nuốt và chảy nước bọt, dãi, nhớt trong miệng ra ngoài

 Những điều cần biết khi trẻ bị hóc xương

Chú ý để nhận biết dấu hiệu cho biết trẻ bị hóc xương

Làm gì khi trẻ bị hóc xương?

- Cần cho trẻ ngừng ăn ngay lập tức. Bình tĩnh dỗ dành để bé há miệng thật to để bạn kiểm tra cổ họng của bé bằng mắt thường hoặc soi đèn pin. Khi tiến hành kiểm tra cần hết sức cẩn thận, tránh làm bé lại hoảng sợ hơn.

- Nếu đã nhìn thấy xương, cân nhắc xem nếu xương cắm vào vị trí có thể xử lý được và bé hợp tác, chịu há miệng ngồi im cho bạn thao tác thì bạn có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra. Khi thao tác, phải luôn miệng trấn an bé bằng những câu như: “Không đau đâu con yêu, chỉ một tý là xong ngay thôi mà”, “ngoan nào, con giỏi lắm”…

- Tiếp tục theo dõi xem trẻ có thể nuốt nước bọt bình thường hay không. Nếu là trẻ lớn, hỏi chúng còn bị đau và cảm thấy vương vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.

- Nếu bạn nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt trong họng hay trong thực quản, hoặc bé quá hoảng sợ, giãy giụa, khóc lóc, không chịu hợp tác để bạn kiểm tra, xử lý  thì nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời khám và có chỉ định điều trị cụ thể, tránh để hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhập viện muộn sẽ làm cho việc điều trị phức tạp hơn do khó xác định vị trí của xương.

 Những điều cần biết khi trẻ bị hóc xương

Đưa ngay trẻ đến bác sĩ để được giúp đỡ khi cần thiết

Những điều không được làm:

- Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.

- Không ép trẻ em uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.

- Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, hơn nữa nó có thể có tác dụng ngược lại là làm xương đâm sâu vào họng hơn, rất khó xử lý.

- Các bệnh viện nhi cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị hóc xương, khi được đưa đến chữa trị thì đã bị phù thanh quản do bố mẹ cố tình móc tay vào miệng trẻ hoặc bắt ép khạc nhiều lần nhằm mong xương rơi ra. Một trong những sai lầm của nhiều người là áp dụng các cách chữa mẹo, tự ý xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian trước khi tìm đến các cơ sở y tế. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… là khá rủi ro. Đôi khi, với những loại xương nhỏ, đơn giản, cách làm này có thể chữa khỏi, nhưng nhiều trường hợp việc nuốt các chất hỗ trợ chỉ càng làm xương đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng.

Những điều cần biết khi trẻ bị hóc xương

Đừng làm trẻ hoảng sợ khi cố chữa hóc xương bằng mẹo dân gian

Những điều cần lưu ý để đề phòng trẻ bị hóc xương:

- Cần kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn, đặc biệt là khi cho trẻ ăn cá vì xương cá nhỏ, rất khó nhận biết nếu không tinh mắt và nhìn kĩ. Đối với với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn, nấu lẫn cá hay thịt gia cầm, trước khi cho trẻ ăn.

- Với trẻ lới, cần dạy cho chúng biết cảnh giác với xương trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.

5 865
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm