Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

 Việc có con có thế nói là điều thiêng liêng nhất với người phụ nữ. Thế nhưng để chuẩn bị cho hành trình một em bé chào đời lại không hề đơn giản. Có những việc bà mẹ nên làm trước khi mang thai để đảm bảo cho bé và mẹ thật khỏe mạnh.

1. Khám sức khỏe

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Muốn đứa con của mình được sinh ra khỏe mạnh thì trước hết bà mẹ phải có một sức khỏe tốt. Việc đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai là điều mà bất cứ bà mẹ nào cũng nên làm. Bạn nên tới bác sỹ để khám tổng thể sức khỏe của mình. Bạn cần cho bác sỹ biết chế độ sinh hoạt, loại thuốc đang sử dụng… Bạn cũng nên tìm hiểu xem người thân trong gia đình có ai có tiền sử bệnh nào có thể di truyền hay không. Việc biết rõ cân nặng, chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và những thông tin về gia đình khiến bác sỹ có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất đối với việc mang thai. Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan tình hình sức khỏe của bạn, tiền sử bệnh gia đình và bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng.

2. Bổ sung axit folic

Axit folic là một chất quan trọng giúp bạn có thể phòng tránh một số những dạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi như nứt đốt sống hoặc khuyết tật ống thần kinh. Các chuyên gia và bác sỹ khuyến cáo bạn nên uống 400 microgram axit folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt hoặc ít nhất một tháng trước khi mang thai. Việc dùng Bạn có thể mua bổ sung axit folic ở nhà thuốc hoặc dùng viên vitamin tổng hợp. Để chắc chắn, nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc sẽ dùng.

3. Tránh xa rượu, thuốc lá và những chất kích thích

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Rượu và thuốc lá chưa bao giờ được khuyến khích sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Việc hút thuốc sẽ dẫn đến giảm khả năng thụ thai nếu bạn không bỏ được rượu khi mang thai, thai nhi có thể mắc dị tật bẩm sinh hoặc rất nhiều những vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé về sau này.

Nếu bạn có thói quen uống café mỗi ngày thì cũng nên hạn chế lại vì theo một số nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều caffein mỗi ngày sẽ khiến bạn giảm khả năng sinh sản và còn có thể dẫn đến việc sẩy thai.

4. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Một người phụ nữ “suy dinh dưỡng” hay một người phụ nữ “béo phì” không bao giờ có thể là một người mẹ mang thai lý tưởng. Khi đã quyết định sinh con, việc chăm sóc cơ thể không còn là việc của riêng bạn nữa. Việc bổ sung đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng mỗi ngày sẽ là nhiệm vụ cần thiết để bạn có thể cho con mình sự chăm sóc tốt nhât. Khi bạn đang cố gắng có thai, hãy tránh không để mắc bệnh nhiễm trùng. Không nên dùng các loại sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống... Những thức thẩm này tiềm ẩn vi khuẩn nguy hiểm gây ra listeriosis, một căn bệnh truyền qua thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.

Nếu bạn là fan hâm mộ trung thành của món cá thì đây cũng là lúc bạn điều chỉnh lại lượng ăn mỗi ngày. Trong cá có nhiều chất rất tốt cho sự phát triển bộ não cũng như cơ thể bé như Omega-3, axit béo, protein hay vitamin D nhưng đồng thời, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao cũng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Cá kiếm, cá thu hoặc cá kình là những loại cá được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời kỳ này.

5. Tập thể dục

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Hãy đảm bảo bạn có một sức khỏe tốt để có thể duy trì trong khi mang thai và việc sinh bé sau này không gặp nhiều khó khăn. Việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày bằng những bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe ngoài trời hoặc yoga sẽ rất phù hợp với bạn. Tập thể dục mỗi ngày không những cho bạn một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn có thể thoải mái cũng như giúp bạn cân bằng tâm lý, tránh việc có thể mắc trứng trầm cảm trong quá trình mang thai.

6. Kiểm tra tích lũy tài chính

Việc sinh con sẽ khiến bạn tăng mức chi rất lớn. Nhất là thời gian nghỉ sinh, bạn không thể tăng thu nhập mà còn phải chi liên tục cho những nhu cầu của mẹ và bé. Lúc đó, kinh tế gia đình sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng. Hãy đảm bảo bạn có phần tích lũy khá, các loại giấy bảo hiểm y tế và những loại giấy tờ để đảm bảo bạn được hưởng quyền lợi đầy đủ khi sinh bé.

7. Xác định ngày rụng trứng và tạm biệt các phương pháp tránh thai

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy chấm dứt dùng thuốc nếu bạn muốn có em bé, lưu ý nên sử dụng hết liều để tránh chảy máu bất thường. Có thể sẽ mất vài tháng để chu kỳ kinh trở lại bình thường, tuy nhiên nhiều người vòng kinh sẽ trở lại ngay sau khi dừng uống thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn tránh thai bằng cách đặt vòng hoặc tiêm thuốc. Một số chuyên gia khuyên rằng nên dùng bao cao su cho đến khi bạn có kinh nguyệt bình thường, đều đặn trở lại. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai và dễ dàng lên lịch rụng trứng, theo dõi chu kỳ.

Một số phụ nữ chỉ nghĩ đơn giản rằng ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai là sẽ dễ dàng có em bé và để cho số phận quyết định việc khi nào mang thai. Số khác thận trọng hơn, họ theo dõi biểu đồ kinh nguyệt để xác định ngày trứng rụng tăng khả năng thụ thai.

 

Có một đứa con nghĩa là bạn phải học cách chịu trách nhiệm với nó suốt đời. Trước khi có thai, hãy nghĩ xem bạn đã sẵn sàng cho việc này hay chưa và liệu bạn có thể mang lại cho con mình một sự chăm sóc đầy đủ?

 

 

5 365
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm