Sinh nở là thiên chức thiêng liêng của phụ nữ. Để được trở thành mẹ, người phụ nữ đã phải hy sinh rất nhiều, không chỉ phải mang nặng, đẻ đau mà họ còn phải đối mặt với hàng loại những thay đổi về ngoại hình, sức khỏe, tâm lý cũng như các vấn đề sinh lý khác sau khi sinh.
Dù những thay đổi của cơ thể sau khi sinh là điều mà ít phụ nữ nào mong muốn, nhưng chị em cũng nên biết và chuẩn bị tinh thần, để tránh những bỡ ngỡ và cảm giác thất vọng sau này.
1. Da
Các cụ vẫn thường nói, sau khi sinh con phụ nữ đã trải qua một lần “thay máu”. Nói như vậy có nghĩa là việc sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi cực kỳ nhiều, đặc biệt là vấn đề nội tiết Nội tiết thay đổi, cộng với sự căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ. Nếu mẹ bị nám (những mảng da môi, mũi, gò má, hoặc trán bị sạm đi), tình trạng này sẽ cải thiện dần sau khi sinh và có thể mất hẳn nhưng có thể chúng sẽ tồn tại mãi mãi. Những chị em bị rạn da, vết rạn có thể sẽ mờ dần, tuy nhiên chúng không thể biến mất hoàn toàn. Như vậy có nghĩa là nhiều khả năng, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ là mãi mãi mất đi làn da trắng hồng, mịn màng, căng tràn sự sống mình từng sở hữu thời con gái.
2. Vòng eo
Khi mang thai, hiển nhiên là vòng eo của bạn sẽ lớn lên cùng với sự phát triển của thai nhi, và tất nhiên, khi đứa trẻ được sinh ra vòng eo của bạn sẽ nhỏ lại. Tuy nhiên, có một sự thật là sau khi sinh, 70% phụ nữ không thể lấy lại số đo như ban đầu mà thường sẽ bị tăng kích cỡ vòng 2 do mỡ tích tụ ở bụng ngày một nhiều. Những phụ nữ “may mắn” tìm lại được vóc dáng thon thả sau khi sinh cũng không thể có vòng eo săn chắc mà thường da bụng sẽ trở nên nhăn hơn vì sau một quá trình căng tối đa trong thời kỳ mang thai, khi co về chúng phần nào mất đi sự đàn hồi.
3. Vòng ngực
Thực tế là trước khi sinh (trong giai đoạn mang thai) và sau khi sinh (trong giai đoạn cho con bú) vòng ngực của phụ nữ sẽ căng và to hơn bình thường. Những phụ nữ chưa có kinh nghiệm sẽ vui mừng vì lầm tưởng ngực mình đã lớn hơn nhưng thực tế thì sau khi bạn cai sữa cho con, ngực của bạn không những nhỏ đi mà còn bị chảy xệ nhiều hơn. Điều này không hẳn là do bé bú mẹ mà nguyên nhân thực sự là do quá trình tăng giảm cân trước và sau khi mang thai, vì thế bạn hãy chuẩn bị tâm lý để đừng quá thất vọng trước sự thay đổi này.
3. Táo bón
Đây là nỗi khổ khó nói của rất nhiều chị em sau khi sinh. Do trong quá trình mang thai và rặn đẻ, phần cơ quanh hậu môn hoạt động mạnh, việc ăn uống kiêng khem, thiết rau và chất xơ cũng như sự thay đổi về nội tiết khiến chị em bị táo bón nặng, thậm chí còn bị chảy máu hậu môn, bị trĩ. Vấn đề này nếu không được phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời sẽ kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em sau này.
4. Mất cảm hứng khi yêu
Khi mới sinh con, đa số phụ nữ được hỏi thường trả lời rằng họ không thể tìm lại được cảm giác “yêu” như trước đây. Nguyên nhân không chỉ do trạng thái tinh thần mệt mỏi, căng thẳng khi phải chăm sóc, lo lắng cho con mà chủ yếu là do tình trạng khô âm đạo gây nên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là giảm nồng độ hormon sinh dục nữ. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng nhiều tháng, chúng khiến chị em không có cảm hứng, ngại gần gũi chồng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết dần trong một thời gian, vì vậy, chị em không cần quá lo lắng.
5. Rụng tóc
Khi đang mang thai, lượng tiết tố estrogen trong cơ thể phụ nữ rất cao vì thế thường tóc sẽ phát triển dày hơn và bóng mượt hơn, gần như không xảy ra hiện tượng rụng tóc. Tuy nhiên, sau khi sinh lượng estrogen trong cơ thể trở lại ở mức bình thường khiến cho bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn bình thường trong vòng khoảng 3 đến 4 tháng sau khi sinh và sẽ trở lại bình thường sau đó.