Làm gì khi bé cáu giận?

 Trẻ con như tờ giấy trắng, cha mẹ sẽ là người đầu tiên viết những nét chữ đầu tiên lên tờ giấy tinh khôi ấy. Vì vậy, viết gì, vẽ gì cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để giúp con hình thành được những tính cách tốt cho sự phát triển sau này.

Làm gì khi bé cáu giận?

Trẻ ở độ tuổi dưới 3 tuổi thường rất dễ khóc, dễ cười và đặc biệt dễ cáu gắt nếu có điều gì không vừa ý trẻ. Nếu người lớn không có cách xử lý thích hợp, trẻ không những sẽ không hết giận dỗi mà còn có phản ứng mạnh hơn. Vì vậy, hãy học cách đối phó với trẻ vào những thời điểm như thế này nhé.

Đừng quát nạt, la hét

Trước tiên, bạn hãy lưu ý là đừng tự biến mình thành một đứa trẻ thứ 2 khi cũng nổi giận theo trẻ. Nếu bạn nôn nóng và có ý muốn "dạy dỗ" con bằng cách quát, mắng hay dọa nạt con thì thật là một sai lầm lớn vì chính hành động đó của bạn vô tình đang "dạy" con một nét tính cách xấu đó. Trẻ ở giai đoạn này rất thích bắt chước người lớn, người lớn làm gì trẻ sẽ ngay lập tức bắt chước theo nên nếu bạn "đánh chừa" trẻ cũng sẽ "đáng chừa"; nếu bạn la hét trẻ cũng la hét. Vì vậy lời khuyên ở đây là bạn hãy hết sức bình tĩnh, hạn chế tuyệt đối việc đánh hay quát nạt trẻ

Làm gì khi bé cáu giận?

Phân tán sự chú ý của trẻ

Khi bé nổi giận, cha mẹ hãy nhanh trí tìm ra thứ gì đó xung quanh có thể gây được sự chú ý của bé để phân tán sự chú ý của trẻ, khiến trẻ quên mất điều gì vừa làm chúng nối giận. Trẻ rất dễ quên nên chúng sẽ quên ngay việc mình đang tức giận. 

Nếu bạn và bé đang ở ngoài đường thì có rất nhiều thứ có thể khiến bé phân tâm, nhưng nếu đang ở nhà thì cách làm bé ngay lập tức bình tĩnh là mẹ hãy cùng ngồi xuống, chỉ cho bé hình ảnh thú vị trong sách hay trên tivi...
Hãy để bé tự điều chỉnh

Cách này bố mẹ chỉ nên áp dụng với trẻ đã lớn, từ khoảng 2 tuổi trở lên. Đừng vội vàng áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ vì có thể khiến trẻ sợ hãi. Đây là cách mà bố mẹ nên áp dụng khi bé có tính nổi giận một cách vô lý để "ăn vạ". Cha mẹ hãy nói với con bằng giọng nói nghiêm nghị rằng bạn không đồng ý với việc làm đó của bé, và nếu con còn tức giận và khóc lóc thì cha mẹ sẽ để con lại một mình trong phòng. Ban đầu, bạn có thể nói với con rằng: "Mẹ đi ra ngoài và sau 10 phút nữa sẽ quay trở lại, nếu con còn khóc thì mẹ sẽ cho con ở một mình trong phòng cho tới khi nào hết khóc thì thôi". 
Bạn có thể "phạt" bé bằng cách để bé ở lại trong phòng một mình, không chơi cùng, không nói chuyện cùng bé cho đến khi bé hết khóc, "mon men" làm quen với bố mẹ thì hãy tìm cách để nói cho bé hiểu rằng hành động của bé là không tốt.
Hãy là người hiểu rõ bé nhất

Làm gì khi bé cáu giận?

Không phải lúc nào trẻ cáu giận, quấy khóc cũng là sai và vô lý. Đôi khi bé cáu giận, quấy khóc vì mệt, vì buồn ngủ, vì đói hoặc thấy không thoải mái. Khi đó, phản ứng của bé không đáng để bị bố mẹ "phạt". Những lúc như thế, hãy là người hiểu con để giúp con vượt qua những thời điểm "khó khăn" đó. Cha mẹ hãy chú ý đến lịch ăn, ngủ, nghỉ hàng ngày của bé để tránh việc bé bị đói, buồn ngủ sinh ra cáu bẳn bởi những bé ở độ tuổi chập chững biết đi chưa nói được nhiều nên không thể diễn tả cảm xúc của mình, bé chỉ biết thể hiện sự khó chịu bằng cách cáu giận để được mọi người chú ý. 

 

 

5 422
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm