Nhiệt miệng ở trẻ - triệu chứng và cách chữa trị

 Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, không có nguyên nhân rõ ràng, không lây nhiễm nhưng lại dễ bị tái phát và gây đau rát, khó chịu cho người mắc phải chúng, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân thường được cho rằng do nóng trong (do rối loạn bài tiết, uống nhiều kháng sinh hoặc ăn nhiều thực phẩm nóng…).

Các mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hiện tượng này để có “giải pháp” kịp thời hỗ trợ bé khi bé có triệu chứng này.

Triệu chứng

Nhiệt miệng ở trẻ - triệu chứng và cách chữa trị

Đối với bé lớn, đã biết bảo mẹ khi đau hoặc khó chịu thì mẹ có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng của trẻ khi trẻ kêu đau và quan sát lưỡi, lợi và các “khu vực” trong và quanh miệng bé. Nhưng với trẻ nhỏ thì mẹ cần quan sát bé “tinh hơn”. Khi thấy bé quấy hóc, bỏ ăn, bỏ bú hoặc sốt, miệng chảy nước dãi nhiều hơn bình thường mẹ cần kiểm tra ngay miệng cho bé. Nếu thấy phần niêm mạc miệng (phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi) và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ thì chứng tỏ bé đã bị nhiệt miệng.

Cần phân biệt chứng nhiệt miệng với bệnh chân tay miệng bởi triệu chứng khá giống nhau với các vết mụn trong và quanh miệng, chảy nhiều dãi. Mẹ cần kiểm tra cả chân, tay bé xem có các nốt mụn không, nếu có thì nhiều khả năng bé đã mặc bệnh tay chân miệng chứ không phải là chứng nhiệt miệng thông thường.

Cách chữa

- Dùng mật ong:

Nhiệt miệng ở trẻ - triệu chứng và cách chữa trị

Đây là phương pháp phổ biến được lưu truyền trong dân gian và được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả bởi mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. Hãy cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét.

- Tăng cường vitamin C:

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng được cho rằng do sự suy giảm hệ miễn dịch gây ra. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy chịu khó bổ sung vitamin C tự nhiên cho trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm mát và giàu vitamin C như cam, chanh…

- Vệ sinh miệng:

Ngoài việc cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể giã nát củ cải, lọc lấy nước pha với nước sôi nguội cho bé súc miệng vài lần mỗi ngày, điều này sẽ giúp vết rộp khô miệng, dịu đau và xót. Các mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các loại kem bôi nhiệt miệng cho bé nhưng nên hỏi ý kiến bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

- Đảm bảo dinh dưỡng:

Mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ bởi nếu ăn quá ít sẽ càng khiến bé thiếu chất và lâu khỏi bệnh. Cho bé ăn thức ăn mát (nguội) và mềm hoặc lỏng để trẻ dễ ăn hơn. Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn. Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày.

5 421
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm