Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh

 Nhiều nhà làm phim đã chọn khai thác đề tài những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Tuy nhiên để tăng phần hấp dẫn, họ thêm vào nhiều chi tiết sai lệch, hư cấu mà dưới đây là những ví dụ điển hình.

Quân đoàn Ba Tư trong phim 300

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh
Hình ảnh vua Leonidas I (do Gerard Butler thủ vai) trong phim

Đây là một bộ phim của hãng Warner Bros làm từ năm 2006, phát hành năm 2007, nội dung dựa trên trận chiến Thermopylae nổi tiếng trong lịch sử Hy Lạp. Tuy nhiên "300" lại không hoàn toàn tuân theo các tư liệu lịch sử mà đã thêm thắt ít nhiều để bộ phim gần gũi với khán giả hơn.

Bộ phim miêu tả cuộc chiến không cân sức giữa 300 chiến binh Sparta, dưới sự chỉ huy của vị vua Leonidas I, chống lại 1 triệu quân của đế chế Ba Tư cổ đại. Có thể nói bộ phim là tiếng nói ca ngợi tự do và là khúc tráng ca của lòng yêu nước. Bên cạnh những thành công đạt được về doanh thu, bộ phim đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ Iran. Đất nước vùng Vịnh lên án bộ phim phỉ báng văn hóa cổ đại Ba Tư và khiêu khích thù hận chống lại họ bởi trong phim những người Ba Tư được mô tả là kẻ suy đồi, lập dị, và đối nghịch với những người Hy Lạp cao sang.

Tổng thống Abraham Lincoln

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh

Hình ảnh Abraham Lincoln trong vai trò thợ săn ma cà rồng

Ông được nhớ tới với vai trò là người đã hàn gắn nước Mỹ sau cuộc nội chiến vào những năm 1860. Tuy vậy, theo các bộ phim, cuộc đời của Lincoln phức tạp và hoành tráng hơn nhiều. Như trong bộ phim Abraham Lincoln: Vampire Hunter, ông không chỉ đánh bại quân miền Nam mà còn tiêu diệt cả ma cà rồng.

Anh hùng Spartacus

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh
Đội quân Spartacus trong phiên bản phim ngắn năm 1960

Trong lịch sử Spartacus là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã. Nhân vật Spartacus và cuộc nổi dậy của ông, đã trở thành một nguồn cảm hứng không chỉ cho các nhà văn hiện đại mà còn cả với những nhà làm phim lớn với việc ra đời bản phim ngắn năm 1960 và seri phim truyền hình sản xuất năm 2010-2013.

Tuy nhiên những gì mà các nhà làm phim mô tả về đội quân của Spartacus trong bản 1960 không khác gì đám nô lệ rách rưới và thủ lĩnh như lãnh đạo băng cướp, trong khi thực tế binh lính nghĩa quân và bản thân Spartacus có mũ giáp đầy đủ. Bản phim truyền hình còn nhiều sai sót trong việc tái hiện lại trận chiến cuối cùng, và ngoài ra bản phim này cũng bị đánh giá là có quá nhiều cảnh bạo lực chém giết đẫm máu, quá nhiều cảnh tình dục trần trụi và ngôn ngữ thô tục.

Anh hùng Scotland trong Brave Heart

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh
Hình ảnh hiệp sĩ Wallace (do Mel Gibson thủ vai) trong phim

Trái tim dũng cảm (Braveheart) là bộ phim sử thi, hành động được công chiếu vào năm 1995 của đạo diễn kiêm diễn viên Mel Gibson. Bộ phim đề cập đến cuộc đời của hiệp sĩ William Wallace người đã lãnh đạo nhân dân Scotland đấu tranh giành độc lập trước sự đô hộ của nước Anh dưới triều đại của Vua Edward I của Anh ở thế kỷ XIII.

Tuy nhiên bộ phim có rất nhiều điều không chính xác. Trong phim chiến tranh bắt đầu từ năm 1276 tuy nhiên thực tế ở Scotland không có cuộc chiến nào cho đến năm 1296. Có rất nhân vật nam mặc váy Klit nhưng thực tế phải vài năm sau đó trang phục này mới được biết đến. Ngoài ra, phim nổi tiếng với chuyện tình của hiệp sĩ Wallace và nàng Isabella, nhưng trong lịch sử ở thời điểm sự kiện diễn ra, Isabella mới chỉ có 3 tuổi nên khó có thể có mối tình này.

Phi công và trận chiến Trân Châu Cảng

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh
Cảnh trong phim Trân Châu Cảng

Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) là một bộ phim sản xuất năm 2001 về đề tài chiến tranh do Michael Bay đạo diễn. Phim miêu tả lại cuộc tấn công của quân đội Nhật vào Trân Châu Cảng (Hawaii, Mỹ). Mặc dù đây là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2001 nhưng nó cũng vấp phải không ít lời phê bình tiêu cực vì những chi tiết lịch sử sai lệch. Các cuộc tấn công đã bị thổi phồng quá mức, số lượng tàu và máy bay bị triệt hạ lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Nhân vật đô đốc Kimmel được xây dựng là người đã chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của cuộc tấn công nên đã bị bắt nhưng sự thực, ông không hề nhận được thông tin gì cho đến khi các cuộc tấn công bắt đầu. Trong phim hai chàng phi công trẻ Rafe và Danny đã trở thành anh hùng khi triệt hạ được rất nhiều máy bay Nhật nhưng thực tế các phi công lái máy bay chiến đấu không thể tham gia vào phi vụ ném bom Nhật Bản như vậy. Ngoài ra phim cũng có quá nhiều nhân vật hư cấu.

Người hùng thành Troy

Những hư cấu sai sự thật lịch sử trong điện ảnh
Cảnh trong phim Troy (2004)

Troy là một bộ phim chiến tranh sử thi cổ trang do David Benioff viết kịch bản và đạo diễn bởi Wolfgang Petersen phát hành vào năm 2004, phim dựa vào cốt truyện sử thi Iliad của Homer nhưng lại đi lạc khá xa so với các nguồn tư liệu. Thực tế hoàng tử Paris đã hy sinh tại Troy và Achilles đã bị giết trước khi ông có thể nhìn thấy con ngựa Trojan. Thậm chí, cuộc chiến thành Troy đã kéo dài trong 10 năm chứ không phải là trong 17 ngày như trong phim. Mặc dù vậy sau khi công chiếu trên toàn thế giới bộ phim đã thu về 497 triệu USD, gấp gần 3 lần số kinh phí sản xuất ban đầu.

 

Phan Hạnh

Theo Dantri

5 255
Xem thêm chủ đề: hư cấu, điện ảnh, lịch sử, sự thật, Troy
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm