Nguồn gốc giấc mơ

 Có những giấc mơ mờ ảo; lại có những giấc mơ thật như cuộc sống hàng ngày; có những giấc mơ đẹp khi tỉnh dậy ta vẫn còn tiếc nuối; lại có những giấc mơ kinh hoàng khiến ta la hét, tỉnh dậy mới “hoàn hồn”, may quá đấy chỉ là giấc mơ. Vậy nguồn gốc của những giấc mơ ấy là từ đâu?

 Nguồn gốc giấc mơ

Lấp đầy mong ước

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Sigmund Freud đã chứng minh rằng giấc mơ chính là hiện thực hóa những mong muốn, ước mơ của bạn vào ban ngày. Bạn có được một buổi phỏng vấn tốt đẹp, bạn đạt điểm cao môn thi mới thi xong chiều nay, bạn cùng người bạn thích đến một nơi vô cùng lãng mạn, hay bạn lại được gặp lại một người mà bạn thất lạc từ lâu, hai người gắn bó với nhau như chưa từng có chuyện gì xảy ra, hay bạn đang là một cô công chúa rất xinh đẹp và đáng yêu…

Thế còn ác mộng thì sao? Ác mộng cũng được giải thích như thế. Khi mơ một người thân của mình chết, không phải bạn mong muốn điều đó nhưng đó là cách xóa bỏ hình ảnh mà bạn không mong muốn. Hay bạn mơ giấc mơ bị ai đó đuổi theo, đó chính là cách bạn muốn trốn chạy khỏi những thứ đang diễn ra trong cuộc sống “thực” của mình.

Quên và nhớ

Tại sao có những giấc mơ khi tỉnh dậy bạn lại không nhớ gì hết. Lý thuyết “quên” giúp chúng ta giải thích điều đó. Theo lý thuyết này thì giấc mơ giúp ta xóa bỏ những ký ức không cần thiết để bộ não chúng ta có thêm những khoảng trống ghi nhận những thông tin khác.

 Nguồn gốc giấc mơ

Ngược lại với lý thuyết “quên” là lý thuyết “nhớ”. Theo lý thuyết này thì giấc mơ sẽ làm cho ta khắc ghi một số sự việc đã xảy ra, giúp ta không quên được. Chính vì vậy mà có nhiều người khi gặp phải một sự việc đau buồn phải uống thuốc an thần hay đến gặp bác sĩ tâm lý vì những giấc mơ kinh hoàng gặp phải sau sự việc đó.

Cơ chế “giả chết”

Như các bạn thường thấy ở động vật, nếu gặp mối nguy hiểm nó sẽ có những biện pháp tự vệ như: xù lông ở loài nhím, đổi màu sắc cơ thể ở loài tắc kè, chiến đấu hay bỏ chạy như đa số loài động vật,.. Và giả chết cũng là một biện pháp tự vệ khác của động vât. Giấc mơ chính là sự phát triển của cơ chế này. Cơ chế này giúp con người đối phó, phản ứng nhanh nhạy hơn, chuẩn xác hơn để tự vệ lại những mối đe dọa khi vô tình gặp phải những giấc mơ khủng khiếp.

 Nguồn gốc giấc mơ

Tái cấu trúc những quá khứ đau buồn

Tại sao khi bạn xem một bộ phim kinh dị, hình ảnh đó cứ ám ảnh bạn và sau đó, bạn lại mơ những điều tương tự như thế, cũng làm bạn sợ hãi, hoảng loạn? Ernest Hartmann đã giải thích điều đó thông qua lý thuyết đương đại về giấc mơ của mình. Ông cho rằng giấc mơ mà ta có được đấy gắn liền với cảm xúc của ta. Giấc mơ càng phức tạp, lòng vòng, nối hết sự kiện này đến sự kiện khác, liên quan đến hết người này đến người khác chứng tỏ bạn đang rất hỗn loạn trong chính cảm xúc của mình. Giấc mơ tái hiện lại những cảm xúc của ta trong những hoàn cảnh khác, màu sắc khác.

Giấc mơ rất kỳ lạ phải không nào? Tuy nhiên, giấc mơ lại ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống của chúng ta.

5 745
Xem thêm chủ đề: nguồn gốc giấc mơ, ngủ
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm