Hiện nay, tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc đang là một vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc trên thực tế. Vì vậy chúng ta, đặc biệt là các bà nội trợ cần nắm được những kiến thức về vệ sinh anh toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe không chỉ của bản thân mà còn của cả gia đình, người thân của mình.
Có một số loại thực phẩm đặc biệt rất dễ nhiễm độc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Tìm hiểu về các loại thực phẩm này, trong quá trình chế biến và ăn uống chị em có thể tránh những trường hợp ngộ độc thực phẩm không đáng có xuất phát từ việc ăn uống.
Các loại rau họ cải
Do đặc điểm cấu tạo là có nhiều tàu, lá xếp chồng lên nhau nên trong quá trình chăm sóc, phân và các loại thuốc bảo vệ thực phẩm dễ bị đọng lại ở kẽ lá, khó bị rửa trôi hơn các loại rau khác. Trong quá trình sơ chế, nếu không rửa kỹ càng, đúng cách thì khi chế biến, món ăn rất dễ gây ngộ độc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi chế biến. Lưu ý là nên tách từng tàu, rửa cẩn thận dưới vòi nước sạch xả mạnh để tránh nhiễm bẩn ngược, nhiễm bẩn chéo.
Giá đỗ
Giá đỗ được biết đến như một loại thực phẩm có giá trị cao, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là một loại thực phẩm đứng đầu bảng về sự dễ gây ngộ độc. Nguyên nhân là do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới, khi ủ giá, người làm đã không xử lý kỹ hạt đỗ nên các độc tố vẫn bị đọng lại trên mầm. Hơn nữa, nhiều người bán hàng vì ham lợi nhuận còn sử dụng nhiều loại hóa chất trong quá trình sản xuất nhằm mục đích kích thích giá này mầm nhanh hơn, sản phẩm mập, trắng và bắt mắt hơn. Hậu quả là người ăn luôn bị nguy cơ ngộ độc thực phẩm rình rập.
Giải pháp cho vấn đề này là các bà nội trợ nên chịu khó tự làm giá đỗ tại nhà để phụ vụ cho nhu cầu của gia đình. Nếu không có thời gian, chị em nên mua giá ở những địa chỉ tin cậy, về nhà rửa kĩ và nên nấu chín thay vì ăn sống.
Cà chua, khoai tây
Đây cũng được coi là hai loại rau củ dễ nhiễm độc. Khi chúng bị dập, các vi khuẩn thường rất nhanh chóng thâm nhập và phát triển nên nếu người nội trợ không chú ý trong quá trình chế biến, hậu quả là ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Đối với khoai tây để lâu ngày, nếu có hiện tượng khoai bị xanh hoặc lên mầm cũng có thể gây ngộ độc vì khi đó trong củ khoai đã có độc tố.
Để đối phó với tình trạng vị ngộ độc từ khoai tây và cà chua, chúng ta cần chú ý chọn củ, quả tươi, không bị dập nát, đối với khoai tây thì tránh củ đã có mầm, gọt kỹ vỏ trước khi chết biến. Thêm nữa, cũng lưu ý tới việc việc nấu chín kỹ trước khi ăn.