Thị trường nhạc Việt đang ngày càng chuyên nghiệp hóa bằng nhiều công cụ hỗ trợ như Youtube, mạng xã hội...
Sử dụng Youtube như một kênh quảng bá hiệu quả
Trong bối cảnh nhu cầu thưởng thức âm nhạc online đã trở nên rất thịnh hành, việc quảng bá hình ảnh và các sản phẩm âm nhạc thông qua Youtube – trang chia sẻ video lớn nhất thế giới đã được các nghệ sĩ thế giới tận dụng triệt để.
Tuy vẫn chưa thực sự phổ biến tại Vpop, nhưng đến nay, Youtube đã được một số tên tuổi đình đám sử dụng và có những thành quả nhất định. Đơn cử như trường hợp của Mỹ Tâm - đối tác chính thức đầu tiên của Youtube tại Việt
MV Chuyện như chưa bắt đầu của Mỹ Tâm vừa ra mắt đã đạt ngưỡng 10 triệu lượt xem. Sau đó, MV Như một giấc mơ lọt top bình luận trên bảng xếp hạng của Youtube. Hay gần nhất, MV Em phải làm sao cũng lọt top 8 MV được xem nhiều nhất toàn cầu trong vòng một ngày.
Bên cạnh Mỹ Tâm, nhiều nghệ sĩ Vpop khác như Tuấn Hưng, Hồ Quang Hiếu, The Men, Hoàng Thùy Linh… cũng bắt đầu tiến bước vào sàn đấu Youtube. Hay như 365, với việc quảng bá trên Youtube, “gà cưng” của Ngô Thanh Vân đã được nhiều fan quốc tế để mắt và xuất hiện liên tục trên các kênh truyền thông trong khu vực như Pop Asia, Asian Pop Australia, SeedFM, Blastro….
Bán nhạc trên itunes và các trang quốc tế
Bán nhạc trên itunes và các trang giao dịch quốc tế như Amazone, Napster... rất phổ biến và là nguồn thu nhập lớn của các nghệ sĩ Âu Mỹ, Hàn, Nhật… Trái lại, ở Việt
Cao Thái Sơn lọt top itunes Pacific với ca khúc Điều ngọt ngào nhất.
Việc bán nhạc trên những kênh giao dịch kể trên không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp và tâm huyết trong hoạt động nghệ thuật, mà còn là một cách quảng bá rất tốt để nhạc Việt vươn ra thế giới.
Thành công của album vol.8 Tâm (Mỹ Tâm) khi đứng đầu bảng xếp hạng itunes Việt Nam hay việc Cao Thái Sơn lọt top itunes Pacific với ca khúc Điều ngọt ngào nhất là những minh chứng rõ ràng cho việc Vpop có thể chinh phục khán giả ngoại và “kiếm chác” một khoản lợi nhuận từ những trang bán nhạc hiệu quả này.
Đặt tên bài hát, nghệ danh bằng tiếng Anh
Kpop đã tiên phong xu hướng đặt tên bài hát, nghệ danh ca sĩ bằng tiếng Anh để có thể quảng bá sản phẩm âm nhạc nước này đến với khán giả toàn thế giới. Thực tế đã chứng minh, việc này đã phần nào giúp Kpop phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, đã có một số ca sĩ trẻ như 365, Mi-A, Rainbowboys, YounQ, V-Angels, Mr.A, Justatee, BigDaddy, Mr.T, Yanbi… tìm cho mình những nghệ danh tiếng Anh để tạo được ấn tượng hơn với khán giả.
Bên cạnh nghệ danh tiếng Anh, ca sĩ Việt cũng bắt đầu "tiếng Anh hóa" các ca khúc, tạo ra sự thuận tiện trong việc tiếp cận fan quốc tế. Ví dụ điển hình như các ca khúc của 365 đều sử dụng tên tiếng Anh làm tên gọi quảng bá chính thức như Awakening, Follow Me, No Love No Life, Get On The Floor...
Sau 365, nhiều sao trẻ khác của Vpop cũng bắt đầu học hỏi theo trào lưu này và thu về những hiệu ứng tích cực như Justatee (với các khúc nhưCrying Over You, Forver Alone, Real love..), Mi-A (với Srceaming on, Imma Heartbreaker, RED…), Cường Seven với Champion, Beautiful Girls….
Quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội
Một trong những yếu tố khiến nghệ sĩ được lòng công chúng đó chính là giao lưu với khán giả, FC. Trong thời đại bùng nổ về internet và công nghệ như hiện nay, mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instargram… đã xuất hiện, phát triển và trở thành công cụ mà nghệ sĩ Vpop tích cực sử dụng để quảng bá hình ảnh và các sản phẩm âm nhạc.
Fanpage của một nghệ sĩ không chỉ chứng tỏ sự nổi tiếng của họ mà còn là nơi để các khán giả, FC giao lưu, trò chuyện, tạo ra sự gần gũi với thần tượng. Đối với những nghệ sĩ có tham vọng tiến bước ra thị trường nước ngoài, mạng xã hội là một công cụ bắt buộc phải có để có thể giao lưu và giới thiệu hình ảnh đến bạn bè quốc tế.
Theo Báo Đất Việt