Người dân Việt
Mỗi chiếc lộc bình cao 2,41m, chu vi thân bình chỗ lớn nhất là 2,2m, nhỏ nhất là 73cm, nặng khoảng 60kg. Phần thân lộc bình được bố cục 4 khối đối xứng nổi bật: Bản đồ Việt Nam với hình con rồng đang bay lên mạnh mẽ; hàng chữ Trường Sa là đất Việt; hình ảnh cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa; tên gọi cặp lộc bình “Việt Nam long hình đồ” (bản đồ Việt Nam hình rồng) chạy dọc thân. Phần cổ và chân lộc bình có thiết kế hoa sen cách điệu mềm mại.
Theo ông Định, chỉ riêng việc phác thảo con rồng mang trọn vẹn dáng hình đất nước đã mất hơn nửa tháng, bởi phải lấy hình bản đồ chuẩn rồi cân nhắc, sắp xếp bố cục để hình ảnh con rồng hài hòa, hợp lý.
Trước mắt người xem, dải đất hình chữ S hiện lên sống động trong hình ảnh đặc trưng con rồng thời Nguyễn đang bay lên. Hình ảnh đặc trưng này được ông Định thể hiện sinh động với đầu rồng to, mắt lộ rõ, mũi sư tử, miệng ngậm minh châu và 5 móng. Rồng được thể hiện với tư thế ẩn trong mây. Hình đầu rồng uy vũ là miền Bắc với điểm nhấn là thần nhãn của thần long tượng trưng cho thủ đô Hà Nội. Đuôi rồng là miền
Họa sĩ Hàn Quốc Định cho biết: “Tôi chọn hình rồng nhà Nguyễn với vẻ uy nghi, hùng dũng, biểu tượng cho sức mạnh để gợi nhớ về những hải đội thời Nguyễn đã vượt biển Đông xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa”.
Với tác phẩm này, ông Định mong muốn tặng quân và dân Trường Sa nhân dịp Festival Biển 2013 sau khi đăng ký xác lập kỷ lục cặp lộc bình giấy lớn nhất Việt Nam. Với ý tưởng dành tặng cho Trường Sa nên cặp lộc bình này đã được xử lý chống thấm đặc biệt để chịu được khí hậu biển.
Trịnh Anh - Khánh Ninh
Theo Dantri