Nấc là hiện tượng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện tượng này đặc biệt hay xảy ra đối với trẻ em. Do các bé còn nhỏ nê việc bị nấc quá mức sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bé như làm gián đoạn giấc ngủ, bữa ăn khiến bé mệt mỏi
Dưới đây là những điều các bà mẹ nên hiểu về nấc để có cách xử lý tình huống hợp lý, linh hoạt.
Một vài điều về hiện tượng nấc
Bé càng nhỏ, càng hay bị nấc. Khi trẻ đã lớn, tần suất bị nấc ở bé càng giảm dần.
Các bé trai có xu hướng bị nấc nhiều hơn các bé gái.
Nấc quá lâu mà không khỏi có thể khiến bé bị "nhọc"
Một số mẹo chữa nấc
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc, mẹ nên cho trẻ bú cho đến khi bé hết nấc.
Cho bé uống nước, uống liên tục từng ngụm nhỏ cho đến khi bé hết nấc.
Cù nhẹ vào người bé, trêu đùa hay làm trò cho bé cười lớn để bé quên đi là đang bị nấc.
Đặt một vật có vị ngọt như một viên kẹo nhỏ, một thìa đường ở mặt sau lưỡi của bé.
Ngoáy tai, làm buồn lỗ tai của bé
Ân nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.
Những lưu ý để phòng tránh việc bé bị nấc
Cho bé ăn từ từ thay vì đút cho bé ăn quá nhanh vì khi ăn nhanh, lượng không khí sẽ không đủ lưu thông cùng với thức ăn trong khoang miệng, là nguyên nhân khiến trẻ bị nấc.
Nên cho bé ăn lương thức ăn vừa phải, tránh để bé ăn quá no vì đôi khi nấc là dấu hiệu cơ thể thông báo bộ máy tiêu hóa không còn khả năng nhận thêm thức ăn nữa.
Tránh cho bé ăn những món ăn nhiều gia vị và uống các đồ uống có chất kích thích vì những loại thực phẩm đó có thể làm bé dễ bị nấc hơn so với thực phẩm thông thường