Những chú ý để bạn có được bộ móng tay khỏe mạnh

 Bạn có vô số những vùng trên cơ thể cần dành thời gian để chăm sóc, thế nhưng đừng vì thế mà bỏ qua bộ phận làm việc “chăm chỉ” nhất trên cơ thể mình – đôi bàn tay. Hãy chăm sóc để bạn có được bộ móng tay khỏe mạnh nhé.

 

Thời gian và cách cắt móng tay chuẩn nhất

Việc bao lâu thì cắt móng tay một lần và cắt móng tay như thế nào không thể là việc bạn có thể coi nhẹ nếu như bạn muốn có một đôi bàn tay khỏe mạnh.

Những chú ý để bạn có được bộ móng tay khỏe mạnh

Tốc độ dài của móng tay mỗi người thường rất khác nhau nhưng trung bình, móng tay dài ra khoảng 0.7mm/tuần, và bạn nên cắt móng tay hai lần/tuần là tốt nhất. Còn với móng chân, tốc độ tăng trưởng của móng chân tương đối chậm, có thể cắt 1-2 lần/tháng.

Khi cắt móng tay, bạn không nên cắt quá sát và góc quá sâu vì như thế sẽ dễ làm tổn thương các mô mềm; và dễ làm tổn thương vùng da xung quanh móng, gây viêm nhiễm. Độ dài thích hợp nhất của móng là để ngang bằng với phần đầu thịt của ngón tay hoặc dài hơn một chút.

Bổ sung dưỡng chất và dưỡng ẩm đều đặn

Thành phần chủ yếu cấu thành móng tay là protein và canxi. Bởi vậy, nếu bạn phát hiện thấy móng tay của mình bị giòn, dễ gẫy, phần lớn là do thiếu hụt sắt, canxi, hoặc chức năng thận bị tổn thương, vòng tuần hoàn máu kém. Bạn nên ăn nhiều thịt nạc, đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu, cá, ngũ cốc.

Những chú ý để bạn có được bộ móng tay khỏe mạnh

Và một chút chú ý với làn da vùng móng ta của bạn hãy tránh việc tổn thương vùng da này bằng cách chăm chỉ dưỡng ẩm hằng ngày, đặc biệt vào mùa đông hay mùa hanh khô với kem hoặc dầu dưỡng ẩm chuyên dụng. Nếu bạn không có những mỹ phẩm này sẵn, đừng bỏ tiền ra mua vội, hãy thử kem dưỡng da tay, dầu ô liu hay chút vaseline cũng được.

10 dấu hiệu lạ ở móng tay bạn cần chú ý

1. Móng tay màu trắng – Bệnh gan hoặc viêm gan

2. Móng tay vàng, dầy, mọc chậm – Bệnh phổi và các bệnh liên quan đến phổi

3. Móng tay vàng và nổi gân màu đỏ – Bệnh tiểu đường

4. Móng tay một nửa trắng một nửa hồng – Bệnh thận

5. Móng tay ngày càng đỏ – Bệnh tim

6. Móng tay màu xám hoặc trắng – thiếu máu

7. Bề mặt móng tay lõm hoặc nhăn – Viêm khớp

8. Móng tay dầy, phì đại – Bệnh phổi

9. Móng tay xuất hiện tia đỏ không theo quy luật – Bệnh lupus

10. Dưới móng tay xuất hiện tia màu tím thậm – Khối u ác tính

 

5 763
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với CONGAI.ZZZ.VN trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail zzz.vn@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. zzz.vn giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài nhiều người quan tâm