Một danh nhân đã từng ví sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có những cuốn sách đã đem đến cho những thế hệ nối tiếp nguồn cảm hứng để tiếp tục làm giàu tri thức của con người và dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu về những cuốn sách như thế, tuy không làm thay đổi lịch sử nhưng những ảnh hưởng của nó xứng đáng được ghi nhận.
1. Cuốn Hành hương (tên tiếng Anh: The Pilgrim’s Progress) của John Bunyan
John Bunyan là một nhà văn truyền giáo người Anh, ông có tác phẩm để đời là cuốn sách Hành hương xuất bản năm 1678. Cuốn sách là câu chuyện kể về chuyến du hành xuyên suốt cuộc đời của người đàn ông tên Christian. Câu chuyện mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc với nhiều chi tiết phúng dụ. Christian phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm và cám dỗ, đã gặp gỡ rất nhiều người, đi rất nhiều nơi để đến được Jerusalem, thành phố thiên đường, nơi gần với đức Chúa. Và cuốn sách đã được mọi người đón nhận nồng nhiệt ở thời điểm đó. Tuy nhiên điều thú vị là, nhà văn Bunyan đã sáng tác rất nhiều cuốn sách khi ở trong tù, ông đã dành cả 12 năm bị giam cầm để cho ra đời các tác phẩm văn chương liên quan đến Thanh giáo và điều này không hề bị coi là phạm pháp. Cuốn Hành hương của ông đã trở nên vô cùng nổi tiếng và được dịch ra hơn 200 ngôn ngữ, nhiều hơn bất cứ cuốn sách nào khác ngoại trừ Kinh thánh, và nó trở thành cuốn sách được đọc nhiều nhất ở Anh.
2. Cuốn Kinh Dịch (I Ching) của Fu Xing
Huyền thoại Phục Hy (Fu Xing) là một trong Tam hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ, khoảng thế kỷ thứ 29 trước Công Nguyên (TCN). Ông được cho là người đã viết lên cuốn Kinh Dịch, cuốn sách có lịch sử tổn tại từ 1000 năm TCN và là một trong những văn bản lâu đời nhất của Trung Quốc. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh ...
3. Cuốn Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita)
Cuốn Bhagavad Gita là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata. Những câu thơ sử dụng dạng câu 5 âm tiết với nhiều so sánh và ẩn dụ của Đấng tối cao (Bhagavad) dưới hình dạng thánh
4. Cuốn Phương pháp khoa học (Novum Organum) của Francis Bacon
Francis Bacon là một trong những triết gia Anh nổi tiếng nhất và đã được phong tước hiệp sĩ vào năm 1603. Trong suốt cuộc đời mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó không thể không kể đến cuốn Novum Organum viết bằng tiếng Latin ra đời năm 1620. Cuốn sách là luận thuyết về triết học tự nhiên trong đó Bacon đưa ra những phương pháp được cho là đúng đắn và tiến bộ hơn so với những gì mà nhà triết học Hy Lạp Aristoteles đã làm trước đó. Bacon được ca ngợi là cha đẻ của chủ nghĩa kinh nghiệm và phần lớn phương pháp mà ông phát minh ra vẫn còn tồn tại bao hàm trong những quan niệm về phương pháp luận đúng đắn ngày nay.
5. Cuốn Bruges – Thành phố chết của nhà văn Georges Rodenbach
Cuốn sách có tên gốc là Bruges-la-morte là một cuốn tiểu thuyết ngắn xuất bản năm 1892 của nhà văn Georges Rodenbach. Câu chuyện diễn ra tại thành phố
Phan Hạnh
Tổng hợp
Theo Dantri