Đôi khi những bức ảnh lại là những bằng chứng lịch sử duy nhất giúp mọi việc được sáng tỏ. Dưới đây là 5 bức ảnh nổi tiếng nhất được biết đến.
Miệng hố Chóp nón trên Mặt trăng
Sau khi tàu Apollo 14 đáp xuống bề mặt Mặt trăng vào tháng 2/1971, các nhà du hành Alan Shepard và Ed Mitchell thực hiện các bước chuẩn bị để leo lên miệng hố Chóp nón. Mục tiêu của họ là lấy các mẫu vật, sau đó tiến hành thám hiểm miệng hố. Các nhà du hành đi bộ lên dốc trên quãng đường 1400m, kéo theo một xe kéo đầy thiết bị khoa học. Độ dốc lớn khiến việc di chuyển rất khó khăn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Thêm vào đó, do không có các điểm mốc nên việc tính khoảng cách cũng gặp trở ngại.
Trung tâm chỉ huy yêu cầu họ cố gắng thu thập các mẫu vật rồi quay trở lại. Vào thời điểm đó, không ai biết được họ đã tiếp cận được miệng hố tới mức nào. Và mọi việc đã được làm sáng tỏ khi các bằng chứng được lấy từ những bức ảnh do Vệ tinh thăm dò Mặt trăng chụp sau khi được phóng lên năm 2009. Các bức ảnh này cho thấy vạch đường mà các nhà du hành đã tạo ra và chỉ ra rằng họ chỉ cách miệng hố có 30m.
Bức ảnh nổi tiếng được dàn dựng
Bức ảnh này có tên là "Người lính ngã xuống" và được coi là một trong những bức ảnh chiến tranh vĩ đại nhất từng được chụp của nhiếp ảnh gia Robert Capa năm 1936. Trước đây người ta thường nghĩ rằng nó đã ghi lại đúng vào giây phút một người lính hi sinh trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Sau nhiều năm tranh cãi, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng bức ảnh này đã được Capa dàn dựng. Bằng chứng là có rất nhiều nhiếp ảnh gia khác cũng tác nghiệp cùng thời gian và địa điểm với bức hình này của Capa, tuy nhiên thông tin địa điểm mà ông đưa ra là tại Cerro Muriano (nơi xảy ra trận chiến) lại không chính xác. Các phân tích chi tiết đã chứng minh rằng bức ảnh thực chất được chụp tại một nơi gần Espejo.
Bộ ảnh triệu đô của Ansel Adams
10 năm trước, một người đàn ông tên là Rick Norsigian đã có một phát hiện trị giá 200 triệu USD tại một buổi bán đồ cũ. Norsigian đã tìm thấy 65 tấm kính phim âm bản mà nhiều chuyên gia cho rằng được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ansel Adams, người được biết tới với loạt ảnh đen trắng về miền Tây nước Mỹ. Tuy nhiên trong khoảng 10 năm sau phát hiện này, rất nhiều biến cố đã xuất hiện.
Vào tháng 7/2010, một cư dân ở Oakland, California là Mariam Walton khi vô tình xem chương trình giới thiệu về bộ ảnh “nổi tiếng” trên đã phát hiện một sự trùng hợp đến kì lạ. Cụ thể là bức hình chụp cây thông Jeffreuy nổi tiếng ở
Xác chết ở hồ Titicus
Vào ngày 13/6/1993, cảnh sát vùng Somers, New York tìm thấy một xác người với gần 20kg đất đá trong ba lô ở hồ chứa nước Titicus. Không có dấu hiệu nhận dạng nào để xác định danh tính của người này, cũng như không trùng khớp với các thông báo mất tích ở địa phương. Manh mối duy nhất là một tấm ảnh đen trắng được để trong túi áo khoác gần ngực của nạn nhân. Bức ảnh chụp một người đàn ông đang ôm một cậu bé. Cảnh sát cho rằng nạn nhân chính là cậu bé trong ảnh, nhưng các điều tra không đưa thêm được manh mối nào trong suốt nhiều năm.
Phải tới năm 2008 (15 năm sau), một giáo viên nghỉ hưu mới nhận ra toà nhà phía sau 2 người trong bức ảnh. Các điều tra viên xác định được vị trí chính xác của ngôi nhà và phát hiện rằng nó thuộc về gia đình Bookless trước khi nó bị cháy. Văn phòng giám định pháp y sau đó đã nhận dạng được người chết là Andrew Bookless, dựa trên các thông tin nha khoa của anh. Khi liên lạc được với gia đình Bookless, họ cho biết người đàn ông lớn tuổi là ông của Andrew. Họ cũng nói rằng Andrew thường đi suốt nhiều tháng không về và đó là một phần lí do mà mẹ anh không thông báo về việc anh mất tích.
Ngôi mộ của cầu thủ Fuller Pilch
Năm 1981, Đại học nhà thờ
Theo Phan Hạnh
Dân trí